HỌC VIỆN HOÀNG GIA

CÂU HỎI

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc Bắc Bộ.

LỜI GIẢI

Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ

Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ

Độ cao thấp.

Cao nhất vùng là Tây Côn Lĩnh 2419 m.

Gồm nhiều dải núi cánh cung mở rộng về phía đông bắc, quy tụ ở Tam Đảo.

Các dải núi chính:

Cánh cung Sông Gâm.

Cánh cung Ngân Sơn.

Cánh cung Bắc Sơn.

Địa hình đón gió mùa đông bắc vào sâu, khí hậu lạnh nhất cả nước, vành đai nhiệt đới xuống thấp.

 

Địa hình cacxtơ phổ biến.

Cảnh đẹp nổi tiếng: Ba Bể, Hạ Long.

Độ cao lớn.

Cao nhất vùng là Phan-xi-păng 3143 m.

Gồm nhiều dải núi chạy song song, hướng tây bắc - đông nam.

Các dải núi chính:

Hoàng Liên Sơn.

Các dải núi biên giới Việt Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, sông Mã).

Địa hình chắn gió đông bắc và gió tây nam gây nên hiệu ứng phơn mạnh, khí hậu khô hạn. Nhiều vành đai tự nhiên theo chiều cao (đặc biệt có đai ôn đới trên núi > 2600 m).

Địa hình cacxtơ phổ biến.

Cảnh đẹp nổi tiếng: Sa Pa, Mai Châu..

CÂU HỎI CÙNG BÀI THI

Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc

Nêu những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc. Những đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu vùng này như thế nào?

Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc.

Nêu đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Nam nước ta.

Nêu đặc điểm địa hình bán bình nguyên và đồi trung du nước ta.

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc Bắc Bộ.

So sánh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông cảu Long về điều kiện hình thành và đặc điểm địa hình

Nêu đặc điểm của dải đồng bằng ven biển miền Trung.

Nêu đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa.

Nêu những thế mạnh và hạn chế của thiên nhiên khu vực đồi núi và khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kỉnh tế - xã hội ở nước ta.

Trình bày những ảnh hưởng của địa hình đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đối với cảnh quan tự nhiên nước ta.